隨著社會風氣改變, 離婚官司已時有所聞,當婚姻關係黯淡,不得已要踏入離婚一途時,可以怎麼做? Cùng với sự chuyển biến của xã hội, các vụ ly hôn cũng đã dần trở nên phổ biến, khi mối quan hệ hôn nhân trở nên mờ nhạt và buộc phải lựa chọn con đường ly hôn, chúng ta nên làm gì?

離婚官司

婚姻是人生的一大考驗。— 易卜生

“Hôn nhân là một cuộc khảo nghiệm lớn trong cuộc đời.” – Henrik Ibsen

在台灣離婚手續可分為三種,分別為協議離婚、調解離婚與裁判離婚。

Ở Đài Loan, thủ tục ly hôn có thể được chia thành ba loại, bao gồm ly hôn thông qua thoả thuận, ly hôn thông qua hòa giải và ly hôn thông qua phán quyết của tòa án.

1.協議離婚 Ly hôn thông qua thoả thuận :

夫妻雙方均有離婚意願,可在確認離婚協議內容後,由2位離婚證人簽名,持相關文件至戶政事務所辦理離婚。賴郁樺律師提醒大家,離婚協議書內容建議儘可能詳盡,尤其對於財產分配和子女照顧必須取得共識,並且最好能在雙方確認離婚協議書內容後,委由公正第三方做公證,保障彼此權益。

Cả vợ lẫn chồng đều có nguyện vọng ly hôn, sau khi xác nhận nội dung thoả thuận ly hôn, nhờ hai người làm chứng ký tên xác nhận lên đơn thỏa thuận ly hôn, sau đó mang đến văn phòng hộ tịch cùng với các giấy tờ liên quan để tiến hành thủ tục ly hôn. Văn phòng Luật sư Lai Ngọc Hoa xin nhắc nhở mọi người nên lưu ý rằng nội dung của bản thỏa thuận ly hôn nên được mô tả càng chi tiết càng tốt, đặc biệt là đối với việc phân chia tài sản và việc chăm sóc con cái, phải đạt được sự đồng thuận và tốt nhất là sau khi hai bên xác nhận nội dung thoả thuận ly hôn, hãy nhờ một bên thứ ba trung lập thực hiện việc công chứng nhằm bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.

2.調解離婚 Ly hôn thông qua hòa giải :

意指由公正第三方來主持離婚程序,當一方提起離婚訴訟,家事法院會先安排夫妻雙方在法院進行調解(我國離婚訴訟採強制調解),在家事調解委員主持下確認有無離婚共識與協議內容。

Nghĩa là có một bên thứ ba trung lập đứng ra thực hiện trình tự ly hôn, khi một bên đệ đơn ly hôn, tòa án gia đình sẽ sắp xếp để cả vợ và chồng cùng đến tòa án để tiến hành hòa giải (Pháp luật Đài Loan quy định, vụ án ly hôn phải thông qua trình tự hòa giải bắt buộc). Chuyên viên hòa giải sẽ tiến hành công việc xác định về tính đồng thuận ly hôn và các nội dung thỏa thuận.

3.裁判離婚 Ly hôn thông qua phán quyết của tòa án :

若上述調解離婚無法達成共識,案子會移交給法官審理,進行裁判離婚的程序。法院審理的訴請離婚程序較複雜,加上調查證據耗時也長,費時一年以上的案件不在少數。

Nếu việc hòa giải không mang đến sự đồng thuận, vụ án sẽ được chuyển giao cho tòa án để xem xét và quyết định nhằm tiến hành các trình tự thủ tục ly hôn thông qua tòa án. Thủ tục ly hôn tại tòa án tương đối phức tạp, bên cạnh đó, việc thu thập bằng chứng sẽ mất tương đối nhiều thời gian. Việc một vụ án ly hôn kéo dài hơn một năm không phải là hiếm.”